Tiểu học

Trang chủ / Tiểu học

PHƯƠNG GIÁO DẠY TIẾNG ANH TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC THỰC NGHIỆM VICTORY

Là chương trình được xây dựng phù hợp với trình độ của từng học viên, chương trình Anh ngữ cho hệ Tiểu học có những điểm nổi bật như sau:

1. Phương pháp tiếp cận

Language Link sử dụng Phương pháp giao tiếp (Communicative approach) vào việc giảng dạy ngôn ngữ. Phương pháp này nhấn mạnh đến yếu tố giao tiếp (bao gồm các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết) trong việc giúp học sinh nắm bắt ngôn ngữ hiệu quả và tự tin sử dụng tiếng Anh. Trong giờ học, học sinh được khuyến khích giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh nhiều nhất có thể. Học sinh càng có nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh, thì khả năng nghe, nói càng được cải thiện và các con càng cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh.

2. Giáo viên sử dụng 100% tiếng Anh trong lớp học

1 5

Chúng tôi tin rằng việc giáo viên chỉ sử dụng tiếng Anh trong lớp học cho dù học sinh mới chỉ học lớp 1 là điều cần thiết, vì việc này sẽ tạo cho các con môi trường giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh. Giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Anh nhiều nhất có thể trong lớp học. Giáo viên luôn tránh dịch sang tiếng Việt trừ khi thật cần thiết. Sẽ có phụ huynh thắc mắc “Nếu con tôi không thể hiểu  hết 100% những điều giáo viên nói thì sao?”. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng một môi trường giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh giúp thúc đẩy các con học cách nghe hiểu, giải mã thông điệp hiệu quả mà không cần phải hiểu hết 100% những điều giáo viên nói. Nếu các con nghe và nhận diện được hoàn toàn ngôn ngữ giáo viên nói, các con khó có thể phát triển được kỹ năng xử lý thông tin từ trên xuống (top- down processing) – vốn rất quan trọng cho quá trình tự tin nghe – hiểu ngoại ngữ. Học sinh được khuyến khích tập trung hiểu các từ khóa vì chúng chứa thông điệp quan trọng nhất của câu. Giáo viên luôn đảm bảo sử dụng những từ khoá rõ ràng phù hợp trình độ học sinh. Ngoài ra, giáo viên cũng sử dụng giáo cụ trực quan để bài học thêm phong phú, dễ hiểu.

3. Học qua trò chơi

Các em học sinh và cả người lớn thường tiếp thu kiến thức tốt hơn nếu thấy việc học thú vị, hào hứng. Bởi vậy, chúng tôi khuyến khích giáo viên đưa các trò chơi, hoạt động làm thủ công và các hoạt động thú vị khác vào trong giờ học. Các trò chơi trong tiết học đều yêu cầu học sinh tương tác theo nhóm với nhau theo các mục tiêu cụ thể, hỗ trợ rất tốt việc phát triển các kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21. Giáo viên của chúng tôi được đào tạo cách tổ chức các trò chơi có mục đích cụ thể và có ích cho học sinh. Hoạt động làm thủ công không chỉ thú vị và hấp dẫn đối với người học mà còn giúp học sinh cải thiện sự khéo léo, khả năng sáng tạo và các khía cạnh quan trọng khác để phát triển toàn diện.

4. Bài giảng của giáo viên có mục tiêu, kết quả rõ ràng và thực tiễn

Việc giảng dạy một ngon ngữ hiệu quả phải hướng tới phát triển toàn diện tất cả các kỹ năng sử dung ngôn ngữ cho học sinh. Điều này đồng nghĩa với việc các bài học không chỉ đơn giản truyền tải tri thức như trong các giờ học truyền thống. Thay vào đó, học sinh phải áp dung được những điều học trên lớp vào mục đích giao tiếp. Một ví dụ cụ thể là chúng tôi không dạy học sinh “thời quá khứ đơn”(the past simple) mà chúng tôi sẽ dạy các con cách nói về quá khứ trong ngữ cảnh phù hợp, ví dụ như kể về một điều thú vị mà các con đã làm từ năm ngoái. Điều này quan trọng vì ngôn ngữ được sử dung như một công cụ giao tiếp và việc cung cấp ngữ cảnh giao tiếp cụ thể cho tất cả các hoạt động trên lớp sẽ củng cố khả năng giao tiếp cho học sinh.

5. Giáo viên chủ động và linh hoạt trong việc xác định nội dung dạy học

Giáo viên khi soạn giáo án phải xác định ngôn ngữ mục tiêu và các kỹ năng. Giáo trình thường được thiết kế chung cho số đông học sinh trong khi giáo viên phải hiểu học sinh của mình cần gì và biết cách tiếp cận nhu cầu của các con một cách phù hợp hơn. Vì vậy nếu Quý phụ huynh thấy con không học ở trang sách nào đó thì không đồng nghĩa con không được học. Giáo viên có thể đã sử dụng tài liệu khác phù hợp, thú vị hơn với học sinh để thay thế cho trang sách đó mà vẫn đảm bảo nội dung học (ngữ pháp, từ vựng, …). Giáo viên của chúng tôi luôn đảm bảo học viên được trang bị đủ các kiến thức để làm bài thi và việc không học một vài trang sách không có nghĩa là các con không được chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

6. Dạy tích hợp

  • Tích hợp kĩ năng tư duy phản biện và các kỹ năng của thế kỷ 21

2 5

Thế giới hiện đại yêu cầu chúng ta phải có khả năng tư duy phản biện một cách hiệu quả, cũng như biết cách áp dụng các kỹ năng của thế kỷ 21. Trách nhiệm của người làm giáo dục là đảm bảo học sinh được cung cấp các kỹ năng cần thiết cho trong tương lai. Chúng tôi tích hợp những kỹ năng này trong các bài giảng và luôn đảm bảo học viên được khuyến khích thực hành các kỹ năng đó. Giáo trình mà chúng tôi lựa chọn để dạy cũng đều dựa trên yêu cầu này. Đồng thời, giáo viên được thường xuyên đào tạo để tích hợp việc phát triển các kỹ năng này cho học sinh trong quá trình giảng dạy.

  • Tích hợp việc dạy kỹ năng đọc và viết một cách tự nhiên 

Mặc dù mục đích chủ yếu trong khóa học của chúng tôi là tập trung phát triển kỹ năng Nói và Nghe, nhưng điều này không có nghĩa là chúng tôi không chú trọng đến những kỹ năng quan trọng khác như Đọc và Viết. Đọc là một phần quan trọng trong giờ học và giáo viên của chúng tôi đảm bảo rằng học sinh cần nhận biết được dạng thức viết của ngôn ngữ trọng tâm của bài học. Khi học sinh đã thành thạo hơn, chúng tôi sẽ dạy thêm kỹ năng viết.

  •  Tích hợp việc dạy phát âm trong bài giảng

Chúng tôi tin rằng việc phát âm chuẩn xác rất quan trọng với học sinh, vì thế đây là hoạt động thường xuyên trong mỗi tiết học. Chúng tôi sử dụng các hoạt động ngữ âm (phonics) với học sinh tiểu học, tập trung vào mối quan hệ giữa dạng thức viết và nói của tiếng Anh. Giáo viên phát âm mẫu các từ mới, học sinh nhắc lại nhiều lần (theo hình thức đồng thanh hoặc cá nhân). Chúng tôi cũng tin rằng tập trung vào việc phát âm các âm là chưa đủ, chính vì vậy các bài giảng còn tập trung vào trọng âm, nhịp điệu, nối âm và ngữ điệu.

7. Học sinh là trung tâm của lớp học

Chúng tôi luôn tin rằng học sinh là nhân vật quan trọng nhất trong lớp học và việc học tập sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi học sinh được tương tác với nhau nhiều hơn thay vì chỉ tương tác trực tiếp với giáo viên. Trong giờ học, giáo viên luôn có những hoạt động để khuyến khích học sinh tương tác với nhau, sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Vai trò của giáo viên là giám sát lớp học, đánh giá năng lực học sinh và hỗ trợ khi cần.

3 5

8. Khuyến khích học sinh nhận diện các quy tắc ngôn ngữ

Phương pháp dạy học truyền thống thường theo định hướng suy diễn (deductive/explicit). Điều này có nghĩa là kiến thức được truyền tải từ giáo viên đến học sinh một cách thụ động vì học sinh không phải đặt câu hỏi hoặc tự khám phá. Chúng tôi tin rằng phương pháp này không hiệu quả và không phản ánh được cách thức các con khám phá thế giới trong quá trình lớn lên và trưởng thành. Chúng tôi tin rằng phương pháp quy nạp (implicit/inductive approach) tiếp cận việc dạy học hiệu quả hơn. Học sinh được khuyến khích tự khám phá bằng cách nhận ra các công thức, các quy tắc những điểm tương đồng và sự khác biệt. Sử dụng phương pháp quy nạp sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu hơn và ghi nhớ được kiến thức tốt hơn.

9. Áp dụng kỉ luật tích cực

Giáo viên giải thích các nội quy đơn giản cho học sinh ngay từ đầu năm học và nhắc lại vào đầu mỗi tiết học. Chúng tôi đảm bảo các con sẽ thực hiện tốt nội quy nếu mỗi lần các con làm tốt đều được thưởng điểm thi đua. Việc sử dụng hình thức khen thưởng này sẽ khuyến khích học sinh kiểm soát cách cư xử của nhau vì các con có hành vi tốt sẽ được thưởng, từ đó khuyến khích lẫn nhau cư xử đúng mực và thực hiện tốt nội quy. Các con cũng biết sẽ bị trừ điểm nếu mắc lỗi.

10. Học sinh luôn được khích lệ một cách tích cực

4 3

Chúng tôi tin rằng học sinh cần được khen ngợi và động viên để các con thêm yêu thích việc học và vượt qua nỗi sợ mắc lỗi. Mắc lỗi là một phần tất yếu trong quá trình học tập và việc này không nên khiến các con cảm thấy sợ hãi. Vì vậy giáo viên sẽ không sửa tất cả các lỗi sai của con vì có thể sẽ làm con nản lòng và cản trở việc con sử dụng ngôn ngữ trôi chảy. Thay vào đó, giáo viên sẽ sửa những lỗi có liên quan tới mục tiêu bài học hoặc những lỗi nhiều học sinh cùng mắc phải. Giáo viên đồng thời cũng khen thưởng học sinh khi các con có cố gắng trong học tập. Quý phụ huynh đôi khi sẽ thấy các con được nhận dấu mặt cười hoặc lời khen dù các con làm bài tập chưa đúng đôi chỗ hoặc chưa làm hết. Nếu chúng ta chỉ ra tất cả các lỗi mà các con mắc phải thì các con sẽ nhanh chóng thấy nản chí và có thể sẽ không còn yêu thích học nữa. Học viên thường mắc những lỗi được biết đến trong ngôn ngữ học là lỗi tiền hệ thống (‘pre-systematic errors’). Đây đơn giản là những lỗi mà người học mắc phải tại một thời điểm nhất định khi chưa có đủ kiến thức để sử dụng một phần ngôn ngữ muốn truyền tải chứ không phải do phần kiến thức ngôn ngữ đó học sinh đã học mà vẫn mắc lỗi.

Chương trình tiếng Anh tại Hệ thống giáo dục CGD Victory không chỉ hướng tới việc hình thành và phát triển toàn diện các kĩ năng Nghe – Nói  – Đọc – Viết tiếng Anh cho học sinh. Chương trình còn hướng tới việc giúp trẻ yêu thích việc học tiếng Anh và học tiếng Anh một cách tự nhiên nhất. Những đặc điểm trong lớp học tiếng Anh – Language link tại Hệ thống giáo dục CGD Victory chắc chắn sẽ đem đến cho các em một cách tiếp cận đầy mới mẻ, hấp dẫn và hiệu quả trên con đường chinh phục tiếng Anh.

                                                                                                                                Laurence Whitaker

                                                                                           Giám đốc học thuật chương trình liên kết trường học Schools Link