Mầm non

Trang chủ / Mầm non

HỆ A – HỆ E VÀ NHỮNG ĐIỀU PHỤ HUYNH CẦN BIẾT

Với mong muốn giúp học sinh phát triển tư duy ngôn ngữ và học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, Phòng Nghiên cứu và phát triển chương trình tại Hệ thống Giáo dục Thực nghiệm Victory đã cùng đội ngũ chuyên gia cố vấn xây dựng chương trình tiếng Anh bậc Mầm non.

Bài viết này sẽ giúp phụ huynh làm rõ điểm tương đồng và khác biệt giữa hai chương trình học, từ đó giúp phụ huynh đưa ra lựa chọn phù hợp cho con.

Phương pháp Giáo dục

Tại trường Mầm non Thực nghiệm Victory, phương pháp giáo dục Thực nghiệm được áp dụng xuyên suốt và thống nhất trong tất cả các môn học và các hoạt động học.

Phương pháp Thực nghiệm với triết lý “Học qua thực hành – Trưởng thành qua trải nghiệm” đặt ra những yêu cầu khắt khe cho giáo viên trong việc tổ chức, điều phối lớp học. Bên cạnh đó, triết lý giáo dục Thực nghiệm cũng tạo thêm nhiều cơ hội để học sinh phát triển kiến thức – kỹ năng thông qua các giờ học trên lớp, các dự án học tập, hoạt động thực tế, trải nghiệm cá nhân.

Với mong muốn giúp học sinh phát triển tư duy ngôn ngữ và học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, Phòng Nghiên cứu và phát triển chương trình tại nhà trường cùng đội ngũ chuyên gia cố vấn xây dựng chương trình dạy và học theo chuẩn quốc tế:

Thứ nhất, chương trình học được thiết kế dựa trên kết quả đầu ra (Outcome-based teaching and learning) thay vì dựa trên các giáo trình được lựa chọn (textbook-based). Giáo viên được đào tạo và hướng dẫn dựa vào kết quả đầu ra của chương trình để xác định rõ mục tiêu kiến thức và kỹ năng cho mỗi tiết dạy. Từ đó xây dựng các tiêu chí và hình thức đánh giá, thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm giúp học sinh đạt được mục tiêu đó. Với cách tiếp cận này, việc lựa chọn tài liệu giảng dạy (kết hợp nhiều sách, nguồn học liệu khác nhau chứ không đơn thuần dựa vào một bộ giáo trình), phương pháp giảng dạy, hoạt động học hay kiểm tra đánh giá là linh hoạt, nhằm giúp học sinh đạt được mục tiêu đầu ra. Giáo viên có thể chủ động điều chỉnh tốc độ học, hoạt động dạy và học, hình thức đánh giá, giáo trình để phù hợp với trình độ thực tế của học sinh.

Thứ hai, chương trình giúp học sinh học tiếng Anh một cách tự nhiên không gượng ép. Với thời lượng học tiếng Anh lên đến 20 tiết/tuần đối với hệ A, nhà trường mong muốn tạo điều kiện tiếp xúc với ngôn ngữ nhiều nhất có thể cho trẻ. Các em sẽ được “nhúng” vào môi trường học tập, vui chơi, giao tiếp, ứng xử hoàn toàn bằng tiếng Anh, qua đó xây dựng vốn từ, học cách phát âm và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.

Thứ ba, áp dụng phương pháp TPR (Total physical response – phản ứng toàn thân), khuyến khích trẻ chủ động giao tiếp, sử dụng các giác quan để cảm nhận, thao tác với hoạt động học tập khác nhau. Học sinh học tiếng Anh thông qua những bức tranh đầy màu sắc, bài hát vui nhộn hay các câu chuyện ý nghĩa; các hoạt động sáng tạo truyền cảm hứng như: diễn xuất, đóng kịch, tham gia các dự án sáng tạo, nghệ thuật và trình diễn. Học sinh sẽ được hát theo lời bài hát, đọc theo câu chuyện hay đóng vai những nhân vật mình yêu thích trong những câu chuyện cổ tích kinh điển… Những hoạt động thú vị này không chỉ giúp bé tăng thêm khả năng nghe nói tiếng Anh mà còn giúp nuôi dưỡng cảm xúc và tình yêu nghệ thuật.

dsc08232 2

Thời lượng và chương trình tiếng Anh 

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hệ E và hệ A là thời lượng và chương trình học tiếng Anh.

Với hệ E, học sinh học tiếng Anh 5 tiết/ tuần, trong đó có 2 tiết học với giáo viên bản ngữ và 3 tiết với giáo viên chuyên ngữ.

Với hệ A, thời lượng học tiếng Anh của học sinh lên đến 20 tiết/tuần, 10 tiết với giáo viên bản ngữ.

Đặc biệt, chương trình tiếng Anh của hệ A được thực hiện “liên môn”. Chương trình tiếng Anh được triển khai thông qua những giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động kể chuyện (story telling), các môn học bằng tiếng Anh như Language Arts, Social Studies, Math, Science… Đây là nét đổi mới trong chương trình giúp học sinh đồng thời phát triển tư duy ngôn ngữ – tư duy logic và kiến thức xã hội một cách toàn diện.

Ngoài ra, với hệ A, học sinh sẽ có hoạt động tổng kết môn học bằng tiếng Anh sau mỗi 3 tháng. Kết thúc mỗi học kỳ, học sinh sẽ tổng kết chương trình học thông qua các hoạt động bổ ích như nhạc kịch, trải nghiệm STEAM…

Đánh giá, kiểm tra 

Các bài đánh giá của Chương trình Tiếng Anh bao gồm 2 cách chính: Kiểm tra tiến bộ (Progressive) và Đánh giá năng lực tổng quát (Competency) 

Hình thức thứ nhất: kiểm tra tiến bộ giúp giáo viên và Nhà trường hiểu được khả năng tiếp thu và tiến bộ của học sinh, qua đó có điều chỉnh hợp lý để hỗ trợ học sinh đạt kết quả tốt nhất. 

Hình thức thứ hai: đánh giá năng lực tổng quát (Competency) nhằm giúp Phụ huynh và Nhà trường có góc nhìn rõ ràng nhất về năng lực của học sinh.

Đối với học sinh 3 và 4 tuổi, các bài đánh giá được cải biên bởi giáo viên chuyên ngữ của trường dựa trên đề bài trong giáo trình Doodle Town.

Đối với học sinh 5 tuổi, các bài đánh giá đều được thực hiện bởi đối tác Ivy Global School trên hệ thống học trực tuyến của trường.

dsc08262

Môi trường tiếng Anh trong lớp học 

Trong mỗi lớp đều được trang bị bảng tương tác phục vụ việc học và các góc sách, truyện tiếng Anh theo chủ đề. Việc tối ưu từ giáo viên – giáo trình – môi trường lớp học sẽ tạo không gian giúp học sinh phát triển ngôn ngữ một cách tối đa.

Các giờ học tiếng Anh được triển khai bởi giáo
viên bản ngữ và giáo viên chuyên ngữ dưới sự giám sát của chuyên viên tiếng Anh
từ Hệ thống, trong đó giáo viên bản ngữ đảm nhiệm môn
Phonics, Language Arts, Storytelling và Giáo viên chuyên ngữ phụ trách môn
Science, Social Studies và Math.

Trong các tiết học, mỗi lớp sẽ đều có từ 2 giáo viên trở lên để hỗ trợ giáo viên tiếng Anh và các em học sinh còn yếu. Học sinh sẽ được chia hoạt động theo nhóm năng lực để đảm bảo từng học sinh được hoạt động và hỗ trợ theo đúng năng lực của mình.