Mầm non

Trang chủ / Mầm non

GIÁO DỤC THỰC NGHIỆM: THẮP SÁNG NGỌN ĐÈN TRI THỨC, CÙNG HỌC SINH “TỰ” TRƯỞNG THÀNH TRONG HẠNH PHÚC

z5219394074105 785806c4984c91f5903ec5a513b9497bNhà thơ William Butler Yeats, người từng đoạt giải Nobel Văn học, đã nói: Giáo dục không phải là việc đổ đầy một cái thùng mà là thắp sáng ngọn lửa ham học”. Câu nói này cho thấy tầm quan trọng của việc khơi dậy niềm đam mê học tập trong mỗi học sinh. Khi học sinh yêu thích việc học, các em sẽ tự tìm tòi, khám phá và phát triển bản thân. 

Dựa trên triết lý này, trong phương pháp Giáo dục Thực nghiệm, giáo viên đóng vai trò như người thắp lửa, tạo điều kiện cho học sinh tự học hỏi và phát triển. Học sinh được khuyến khích tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, giúp các em hiểu rõ kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo. 

Với phương pháp Giáo dục Thực nghiệm, học sinh sẽ không còn thụ động tiếp thu kiến thức mà trở thành chủ thể trong quá trình học tập. Các em sẽ tự tin khám phá thế giới xung quanh và phát triển tiềm năng của bản thân một cách tối đa.

z5219394063784 dd31b11a3125e823bbbef1dd34df74f6

z5219394019046 ac3de867daee54dbfa3a786d43e04bcdThật vậy, cách dạy “nhồi nhét” lý thuyết một cách sáo rỗng sẽ dẫn đến việc trẻ khó tiếp thu kiến thức, thậm chí sinh ra tâm lý chán nản, phản kháng việc học. Tuy nhiên, nếu được tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, từ đơn giản đến phức tạp, việc học trở nên dễ dàng, trẻ cũng yêu thích học tập hơn, coi “Đi học là hạnh phúc – Đến trường là niềm vui”.

Giá trị của phương pháp giáo dục Thực nghiệm chính là ở những nụ cười hạnh phúc của học sinh, sự tin yêu của phụ huynh khi nhìn thấy con trưởng thành hơn mỗi ngày. Học sinh tự tìm tòi, tích lũy kiến thức thông qua việc tự tư duy, trải nghiệm từ thực tế. Lớp học sôi nổi các hoạt động thảo luận, tranh biện, tương tác theo cặp, theo nhóm để đưa ra cách giải quyết tối ưu cho đề bài từ thầy, cô giáo.

Mô hình Hội đồng tự quản trong từng lớp học yêu cầu học sinh tự quản lý, tự phục vụ, tự đánh giá, tự điều hành các hoạt động của lớp. Tất cả học sinh tự giác tham gia hoạt động của lớp, thay nhau đảm nhận các vị trí lãnh đạo tập thể, cùng hợp tác, chia sẻ suy nghĩ và công việc. Được trải nghiệm bản thân ở các vai trò khác nhau giúp học sinh biết đồng cảm, tự chủ trong học tập, sinh hoạt ở trường và tự tin trong cuộc sống.

z5221946893476 8819c723f6c8a279b8b9677d60577f5f

z5219394009889 0231cb95515a346794828b7d8686f2dcTheo phương pháp giáo dục Thực nghiệm, mỗi cá nhân học sinh được trao khả năng làm chủ trải nghiệm học tập của chính mình. Bởi vậy, học sinh luôn ý thức tự trau dồi, tìm hiểu kiến thức đa chiều, cập nhật công nghệ để tối đa hóa trải nghiệm học tập của các em tại trường. 

Trong một tiết dạy tiếng Anh theo phương pháp giáo dục Thực nghiệm học sinh được tham gia đầy đủ các hoạt động từ cá nhân, cặp, nhóm. Việc sử dụng công nghệ trong giờ của giáo viên cũng rất triệt để, từ việc sử dụng trình chiếu đến các trò chơi tương tác. Khi tổng kết nội dung bài học, học sinh được hướng dẫn cách ghi nhớ thông qua việc tự viết ra những điều học được trong bài, những điều muốn học thêm và đưa ra câu hỏi còn thắc mắc liên quan đến bài học để cùng phản biện với giáo viên.

Với môn toán, để tìm hiểu về hai đường tiếp tuyến giao nhau, học sinh được giao nhiệm vụ tìm tâm của một chiếc đĩa hình tròn. Các em thành lập các nhóm nhỏ cùng thảo luận cách áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra. Nhờ đó, học sinh có thể vận dụng lý thuyết hiệu quả, tiếp thu kiến thức trực quan và cảm thấy Toán học thật gần gũi, lý thú.

Phân tích, cảm thụ văn học tưởng chừng vô cùng khó khăn nhưng nếu học sinh được đặt những câu hỏi gợi mở, liên tưởng thú vị, những kiến thức về vần, điệu…cũng được tiếp thu dễ dàng hơn. Khi trong lớp có nhiều hơn một ý kiến trả lời cho câu hỏi của giáo viên, cả lớp sẽ cùng tư duy, lý giải quan điểm.

z5219394005344 8a3ba45d8ca8366bfa1135a29df737c5Theo thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner, mỗi đứa trẻ khi ra đời đã mang trong mình một trong 8 loại hình trí thông minh. Giáo dục Thực nghiệm góp phần phát triển trí thông minh đa dạng của trẻ bằng việc quan tâm đến từng cá thể. Chỉ cần được kích hoạt đúng thế mạnh, trẻ chắc chắn sẽ gặt hái thành công. Và trong toàn bộ quá trình phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng đó, gia đình đóng vai trò là người đồng hành, ủng hộ con phát huy năng lực bản thân.

z5221946905421 7ea89b237636c2193241bbe56c32aea6Với bài tập “miêu tả người mẹ của em”, học sinh được trao đổi với bố hoặc anh chị về ý tưởng của mình. Bố mẹ không làm bài tập giúp con nhưng hoàn toàn có thể cùng con tư duy, chia sẻ cách thức giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp tối ưu. Đó cũng chính là ý nghĩa tuyệt vời nhất của phương pháp Giáo dục Thực nghiệm: học sinh “Tự” trưởng thành trong hạnh phúc.

Các con được cả gia đình và nhà trường quan tâm, động viên để tự phát triển bản thân. Từ trường học đến tổ ấm thân yêu các con luôn được tôn trọng, được bày tỏ quan điểm và có định hướng phù hợp với khả năng, sở thích của mình. Các con ngày càng chủ động, tự tin, phát triển đồng đều cả kiến thức, kỹ năng và cảm xúc.

Tự học để hiểu biết, tự làm để trưởng thành, tự nâng cấp bản thân để bắt kịp xu thế và gặt hái thành công. Phương pháp Giáo dục Thực nghiệm đã, đang và sẽ chắp cánh cho các em học sinh bay cao, bay xa, chạm đến ước mơ làm chủ tri thức, làm chủ tương lai của chính mình.